Cộng đồng 54 Dân tộc Việt Namhttps://54dantoc.vn/uploads/congdong54dantocvietnam.png
Thứ hai - 05/05/2025 21:21
Tiếng khèn Mông vang vọng giữa núi rừng Tây Bắc, không chỉ là âm thanh của nhạc cụ mà còn là biểu tượng của văn hóa và tâm hồn của đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Theo quan niệm của người Mông, tiếng khèn là biểu tượng của sự linh thiêng, là minh chứng cho sự trường tồn và phát triển của các thế hệ người Mông. Tiếng khèn đưa tiễn linh hồn người đã khuất về với tổ tiên nhưng cũng cất lên những âm thanh trầm bổng, vang vọng vào mỗi dịp lễ hội. Những làn điệu múa trong trang phục sặc sỡ cùng nụ cười rạng rỡ của các cô gái người Mông tạo nên bức tranh sống động về đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc. Đây không chỉ là sự tôn vinh cho tiếng khèn, mà còn cho sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa độc đáo đang được bảo tồn gìn giữ và phát huy.
Tiếng khèn gọi mùa Xuân
Các cô gái Người Mông trong trang phục truyền thống xem biểu diễn múa khèn
Khèn mông vừa là nhạc cụ độc đáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa, tinh thần vừa là tâm linh, tín ngưỡng truyền thống, linh hồn của dân tộc Mông
Nghi Lễ Cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên ngoài Lễ vật, múa khèn nét văn hóa không thể thiếu trong nghi Lễ cúng
Điệu khèn hội tụ, sự linh thiêng giao thoa giữa đất trời minh chứng cho sự trường tồn của các thế hệ Người Mông
Nghệ nhân Thào Cáng Súa – Bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải gần 45 năm tâm huyết với việc giữ ngọn lửa chế tác khèn Mông
Nghệ nhân Thào Cáng Súa truyền dạy cách chế tác khèn Mông cho người con trai út
Thế hệ trẻ người Mông được trao truyền, tiếp nối các thế hệ ông cha trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của tiếng khèn Mông
Âm thanh của tiếng khèn Mông đã thu hút sự tò mò, thích thú của khách du lịch Quốc tế
Các tình nguyện viên (bên phải) của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm tạo sinh kế từ các sản vật của địa phương Mù Cang Chải trong đó có nhạc cụ dân tộc khèn Mông